CÁC BỆNH TRÊN CÂY HOA GIẤY VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

 

Một trong những điểm tuyệt vời của Hoa giấy khiến người ta mê mẩn là vì Hoa giấy quá dễ để chăm sóc và ít bị sâu bệnh hại. Chúng có khả năng miễn dịch tự nhiên đối với các bệnh do vi khuẩn và các loài gây hại thông thường.

 

hoa giấy bị bệnh

Hoa giấy trắng hồng khỏe mạnh

 

Mặc dù loài cây có nhiều màu hoa sặc sỡ này cần được chăm sóc ở mức tối thiểu nhưng chúng có thể bị nấm và vi khuẩn tấn công, đặc biệt là khi trồng trong điều kiện ẩm ướt, nên các bạn để ý nha.

bệnh trên hoa giấy

 

Trong bài viết này nhà vườn đề cập tới các bệnh liên quan, nếu các bạn muốn tìm hiểu các vấn đề của hoa giấy(không phải bệnh) mời các bạn đọc bài viết trong mục CÁCH CHĂM SÓC HOA GIẤY của hoagiay.com.vn nhé.
Dưới đây là tổng hợp 15 loại bệnh thường gặp trên cây Hoa giấy kèm cách khắc phục giúp cây khỏe và ra hoa trở lại:

 

1: Hoa giấy bị Rệp

Rệp trên Hoa giấy là loài côn trùng nhỏ có nhiều màu sắc khác nhau nhưng phổ biến nhất là màu xanh lục, chúng tụ tập từng đám, ăn những lá non mềm và để lại chất tiết thu hút Kiến, ​​Rệp hút dịch từ cây và sau đó tiết ra một chất được coi là mật ong thu hút nấm rồi tạo ra mốc đen, giống chất bột màu đen.

hoa giấy bị rệp

Rệp hút nhựa trên lá

Một tia nước mạnh từ vòi nước tưới cây của bạn cũng đủ sức mạnh để hất văng những con Rệp ra khỏi cây Hoa giấy nhưng đó chỉ là cách tạm thời, có thể hôm sau bọn chúng sẽ quay trở lại và tiếp tục công việc hút nhựa yêu thích của mình.

trị hoa giấy bị rệp
hoa giấy bị rệp


Thế Giới Hoa Giấy khuyên bạn không nên làm theo những công thức pha thuốc có trên mạng mà chưa được kiểm chứng nếu không muốn cây Hoa giấy nhà mình bị xấu đi.
Có thể các công thức đó có hiệu quả, nhưng khi ta pha sẽ không có đủ dụng cụ để định lượng chính xác nên không đúng công thức sẽ dẫn tới hậu quả không tốt, thậm chí cây có thể chết cành.

hoa giấy bị rệp ăn

Hoa giấy bị rệp muội

Cách trị: Các bạn có thể sử dụng Pyrethrin, dung dịch được chiết xuất từ Hoa cúc để xịt khử rệp ra khỏi cây Hoa giấy nhà mình. Do Rệp chỉ có trên cây Hoa giấy nhà bạn nên bạn chỉ cần xịt theo đúng nồng độ ghi trên hướng dẫn sử dụng.

Trong trường hợp Rệp có ở nhiều nơi khác trong ngôi nhà mình thì bạn nên phun hóa chất diệt tồn lưu do đơn vị quân y thực hiện. Có thể dùng Dipterex 2-3%, DDVP 3% hoặc Pyrethrin 0,1-0,2% phun vào ổ Rệp. Bình thường ta phun 1 lần là đủ diệt chúng, nhưng nếu rệp vẫn tồn tại thì có thể phun nhắc lại cách lần đầu hai tuần trở ra. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình bạn nhé.
Sau nhiều lần thử nghiệm thì dung dịch này có thể diệt được Nhện đỏ và vài loại sâu nhỏ.

Có một cách đơn giản và cũng khá hiệu quả để các bạn có thể trị lũ Rệp khó chịu là bạn hãy sử dụng bình xịt muỗi để tiêu diệt chúng. Thể Giới Hoa Giấy cũng thường xuyên áp dụng phương pháp này và nó cho ta một kết quả vô cùng ngạc nhiên. Bình xịt muỗi có thể trị rệp và không gây hại cho cây Hoa giấy nhà bạn, hãy cùng nhà vườn thực hành nhé.
Chúc các bạn thành công.

 

2: Các loài côn trùng ăn Hoa giấy giống Rệp

Rệp sáp hại cam quýt (Planococcus citri), 

Rệp sáp đuôi dài (Pseudococcus longispinus), 

Vảy mềm màu nâu (Coccus hesperidum),

Ruồi trắng khổng lồ (Aleurodicus dugesii) 

các loài côn trùng ăn hoa giấy

Các loài côn trùng ăn Hoa giấy

 

4 loài côn trùng trên cũng ăn Hoa giấy giống như rệp. Rệp sáp trên cây giống như những chùm hoa nhỏ. Vảy mềm màu nâu giống như một vết sùi nhỏ màu nâu hoặc nâu vàng trên Hoa giấy. Cả hai loài này này có thể được xử lý bằng cách phun kỹ ở lá với hỗn hợp 2 muỗng canh dầu neem trong 4 lít nước, hoặc theo hướng dẫn trên bao bì. 

Nếu bạn nhận thấy có chất màu trắng, giống sáp trên hoa giấy, hãy nghĩ ngay tới ruồi trắng khổng lồ. Những loài gây hại này rất nhỏ, có màu trắng và có xu hướng tồn tại ở mặt dưới của tán lá. Giống như rệp, chúng dễ dàng bị thổi bay khỏi cây bằng một tia nước mạnh hoặc sử dụng dầu neem.

 

3: Hoa giấy bị Sâu Bướm

Disclisioprocta stellata là một loài sâu bướm màu vàng, xanh lá cây hoặc nâu dài khoảng 2,5cm. Chúng kiếm ăn vào buổi tối rồi để lại mép lá bị rách nát và lá của cây có thể bị tước.

hoa giấy bị sâu bướm

Sâu Bướm ăn lá hoa giấy

 

Loại bỏ sâu bướm bằng tay là cách tốt nhất để kiểm soát sự xâm nhập của chúng. Vì chúng kiếm ăn vào ban đêm, nên bạn có thể không tìm thấy chúng vào ban ngày.

Thuốc diệt côn trùng có hoạt chất spinosad có hiệu quả đối với sâu bướm. Xịt thuốc chứa spinosad đã pha sẵn đảm bảo dung dịch phủ hoàn toàn lên cả hai mặt của từng chiếc lá. Chúc các bạn thành công.

 

4: Hoa giấy bị Sâu ăn lá

Bao gồm cả ruồi, bọ cánh cứng, Ong bắp cày

Phần lớn côn trùng khai thác lá là bướm đêm (Lepidoptera) và ruồi (Diptera), đôi khi một số loài bọ cánh cứng và ong bắp cày cũng có hành vi này. 

hoa giấy bị sâu ăn lá

Hoa giấy bị sâu ăn lá

 

Mặc dù là những loài côn trùng khác nhau, nhưng thiệt hại mà chúng gây ra lại rất giống nhau. Chúng sẽ làm cho lá trông như khung xương và rụng khỏi cây. Cuối cùng chúng có thể làm chết cây Hoa giấy nhà bạn.

lá hoa giấy có vết cắn

Hoa giấy bị Ong cắn, tỷ lệ thấp

 

Cách khắc phục: 
Khi lá sâu ăn bị rụng xuống đất, đây là nơi trưởng thành của ấu trùng ăn lá. Một số ấu trùng ăn lá cũng có thể “ngủ đông” trong những chiếc lá này. Nên loại bỏ lá rụng xung quanh cây là một phương pháp tuyệt vời để ngăn ngừa chúng phát triển.

Các bạn có thể chế thuốc trừ sâu sinh học bao gồm gừng, tỏi, ớt, rượu… theo công thức được nhiều người chia sẻ trên internet.

Phun thuốc trừ sâu là phương án cuối cùng để tiêu diệt sâu ăn lá trên Hoa giấy, các bạn nhớ tuân thủ những hướng dẫn và quy tắc an toàn có ghi trên bao bì nhé.

 

5: Hoa giấy bị ký sinh trùng, Rệp sáp

Hầu hết côn trùng có vảy là ký sinh của thực vật ăn nhựa cây, hút trực tiếp từ hệ thống mạch của thực vật. Các loài côn trùng có vảy rất khác nhau về hình dáng bên ngoài, từ những sinh vật rất nhỏ (1-2 mm) xuất hiện dưới lớp vỏ sáp (một số trông giống như vỏ hàu), đến những vật sáng bóng như ngọc trai (khoảng 5 mm), đến những sinh vật được bao phủ bởi lớp sáp bột. Lớp sáp bao phủ của côn trùng có vảy làm cho chúng kháng thuốc khá tốt, chỉ có tác dụng đối với giai đoạn cành cây non. Theo thời gian, các vảy và rệp sáp biến lá màu đen với nấm mốc.

hoa giấy bị rệp

Bông Hoa Giấy bị Kiến và Rệp hút dinh dưỡng

Cách xử lý:

Ta nhận biết côn trùng có vảy bằng cách nhìn vào mặt dưới của lá và xung quanh các khớp lá. Những cây bị sáp có vảy trông khô héo và ốm yếu và có thể có nhựa dính hoặc nấm đen trên lá và thân.

- Cách ly cây bị nhiễm bệnh với các cây không bị bệnh. Côn trùng có vảy sẽ xâm nhập và sẽ phá hoại các cây khác trong vườn của bạn.

- Diệt côn trùng có vảy bằng dụng cụ cạo hoặc cành cây. Chúng sẽ dễ dàng bị cạo ra khỏi mô thực vật.

- Nếu việc cạo gặp khó khăn hoặc không hiệu quả bạn có thể sử dụng dung dịch dầu Neem như ở trên để loại bỏ côn trùng có vảy. Ngoài ra còn rất nhiều sản phẩm hóa học có sẵn trên thị trường để diệt rệp sáp.

- Phương pháp nặng tay với chúng là xịt Pyrethrin. Pyrethrin là một loại thuốc trừ sâu hữu cơ được làm từ hoa cúc nhé.

Sau cùng, bạn hãy chịu khó thường xuyên kiểm tra các cây bị nhiễm bệnh để kiểm soát mức độ lây lan. Có thể mất một chút thời gian, nhưng cây Hoa giấy của bạn sẽ rất cảm ơn bạn đó!

Chúc các bạn thành công.

 

6: Hoa giấy bị Nhện

Bọ nhện hai đốm hình màng thỉnh thoảng xuất hiện trên cây Hoa giấy và lấy đó làm nhà của chúng. Bằng mắt thường, ta thấy ve nhện trông giống như những chấm nhỏ chuyển động. Con cái trưởng thành, dạng lớn hơn, dài hơn 1 mm.

hoa giấy bị nhện

Nhện to trên cây Hoa giấy

 

Bọ nhện gây hại bằng cách hút các chất trong tế bào từ lá. Một số lượng nhỏ bọ ve thường không phải là lý do để bạn lo lắng, nhưng quần thể có mức độ đủ cao để có thể nhìn thấy được những tổn thương trên lá sẽ có thể gây hại cho Hoa giấy nhà bạn. Lúc đầu, lá xuất hiện một chấm sáng trên lá, đôi khi lá có màu đồng. Một thời gian sau, lá chuyển sang màu vàng và rụng. Thường thì lá, cành cây và quả được bao phủ bởi một vùng toàn các dây tơ.

hoa giấy bị nhện ăn

Nhện hại cây

 

Bạn hãy kiểm tra mặt dưới của lá để tìm Nhện, tìm trứng của chúng và màng bọc, đôi khi bạn sẽ cần một kính lúp cầm tay để tìm ra chúng.

- Bạn có thể sử dụng dung dịch dầu Neem như ở trên để loại bỏ Nhện. Ngoài ra còn rất nhiều sản phẩm hóa học(thuốc trừ nhện) có sẵn trên thị trường để diệt Nhện.

 

7: Hoa giấy bị ốc sên ăn lá

Ốc sên thường ăn từ giữa lá Hoa giấy, nhưng chúng cũng có thể cắn cả mép. Tất cả việc cắn và cắt nhỏ này sẽ làm cho chiếc lá Hoa giấy trông như vỏ sò. Bạn không cần diệt ốc sên, đặt rào cản mà sên không thể vượt qua có lẽ là cách tốt nhất để bảo vệ khu vườn của bạn khỏi những loài gây hại phổ biến này. Không cho chúng xâm phạm lãnh thổ của cây Hoa giấy và bạn sẽ không phải sử dụng thuốc trừ sâu.

hoa giấy bị ốc sên

Ốc sên ăn lá hoa giấy

Khắc phục:

Dải bò hóng, tro khô, vôi bột, dựng cọc nhọn, cành hoa hồng, lá thông, dải tóc băm… và có tới 20+ cách đuổi ốc sên khỏi cây Hoa giấy yêu quý của bạn đã có đầy đủ trên internet, các bạn tham khảo nhé.

Còn đối với hoagiay.com.vn | Chúng tôi thường mua trứng về ăn cho ngon, rồi sau đó đập nát phần vỏ trứng đem rắc dưới gốc Hoa giấy, thế là đã có thể đuổi được lũ “sên bảnh” ra khỏi cỗ máy sản xuất hoa rồi!

Chúc các bạn thành công.

 

8: Hoa giấy bị đốm lá do nấm và vi khuẩn

Các triệu chứng ban đầu là các đốm lá nhỏ màu nâu đỏ thường xuất hiện trên các tán lá non và làm cho lá trông “gỉ sắt”. Những nốt này to lên thành những đốm hoại tử hình tròn hoặc sẫm màu không đều. Khi điều kiện môi trường khô hạn và kém thuận lợi, bệnh đốm lá sẽ phát triển chậm hơn. 

hoa giấy bị đốm lá

Hoa giấy bị đốm lá do nấm

 

Vết đốm được bao quanh bởi một rìa màu đỏ sẫm, đôi khi được bao quanh bởi một quầng màu lục. Theo thời gian, các mép lá có thể bị rách do mô hoại tử trở nên khô lại. Trong điều kiện có lượng mưa cao hoặc độ ẩm tương đối, vết đốm phát triển nhanh chóng, thường có màu đen và phân rõ mạch.

bệnh đốm lá trên hoa giấy

Bệnh đốm lá trên hoa giấy

Giải pháp:

Duy trì tán lá khô là biện pháp kiểm soát chính với bệnh đốm lá này. Tỉa để cho các cành cách xa nhau ra, bạn hãy để một khoảng trống lớn giữa chúng. Các cành chồng lên nhau không thể khô nhanh nên dễ bị bệnh đốm lá hơn. Tiếp đó loại bỏ, tiêu hủy lá và cành hoặc cây bị nhiễm bệnh ra xa khu vườn của bạn.

hoa giấy bị nấm

Hoa giấy bị đốm lá do nấm

 

Phun thuốc diệt nấm vào mùa xuân nếu cần thiết. Nó sẽ không chữa khỏi vết đốm đã có ở đó, nhưng nó có thể kiểm soát sự lây lan của loài nấm này. Ở những vùng khí hậu không có sương mù, nơi cây hoa giấy sống lâu năm, tỷ lệ bệnh giảm khi thời tiết mát hoặc khô, đặc biệt là khu vực phía nam.

Chúc các bạn thành công.

 

9: Hoa giấy bị mốc

Nói về nấm mốc thì chúng ta có thể thảo luận cả tuần cũng chưa hết kiến thức về chúng. Chung quy lại nấm mốc trên cây hoa giấy thường là những đám mốc trên thân cây với đủ các loại màu sắc, có những đốm trông rất đáng sợ.

hoa giấy bị nấm mốc

Hoa giấy cổ thụ bị nấm mốc trên thân

 

Xử lý mốc đơn giản, chúng ta chỉ cần cạo phần mốc đem tiêu hủy, không nên xịt nước vào nó vì làm như vậy nấm sẽ theo nước xuống gốc và có thể đi vào trong cây hoặc làm hại đến rễ cây.

nấm mốc trên cây hoa giấy

Nấm mốc trên cây hoa giấy

 

Sau khi cạo đám mốc bạn tới cửa hàng vật tư mua thuốc xử lý nấm mốc(thao tác đúng ghi trên bao bì) là cây Hoa giấy nhà bạn sẽ hoàn toàn sạch vết mốc và đẹp trở lại.

Chúc các bạn thành công.

 

10: Hoa giấy bị rụng lá

Hiện tượng rụng lá ở Hoa Giấy xảy ra thường xuyên, có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến loài này rụng lá như:

+ Lá già, đến thời kỳ rụng lá

hoa giấy bị rụng lá

 

+ Tưới quá nhiều nước:

Nên tưới một lượng nước vừa đủ cho chậu cây, thiết kế hệ thống thoát nước cho cây khi ở trong chậu, như rải ở đáy chậu 1 lớp xơ dừa, xỉ than, sỏi, ống lọc nước...

+ Cây quá thiếu nước:

Thiếu nước trong thời gian dài cây sẽ tự rụng lá để giảm quá trình thoát hơi nước.

Khi có chậu cây chuẩn dành cho Hoa Giấy ta nên tưới cây với lượng nước vừa đủ vào sáng sớm và lúc chiều tối.

+ Thiếu ánh sáng:

Hoa Giấy chỉ phát triển tốt và ra hoa liên tục nếu nhận được ánh nắng trực tiếp nhiều hơn 6 tiếng/ngày.

+ Ở trong môi trường lạnh trong thời gian dài:

Như các bạn đã biết, Hoa Giấy sẽ sinh trưởng tốt khi được trồng ở nơi có nhiều ánh nắng, vì đặc tính của chúng là như vậy.

+ Sức chống chịu của cây kém:

Do sức đề kháng tự nhiên của mỗi cây là khác nhau.

+ Mưa kéo dài, hoặc mưa đêm sẽ gây rụng lá:

Mưa lâu cộng thêm giá thể trồng của bạn không thoát nước tốt, cây Hoa Giấy sẽ úng và vàng lá, rụng lá

+ Độ pH giá thể chưa đạt:

Độ pH để Hoa Giấy sinh trưởng tốt là từ 5,5-6, nếu độ pH quá thấp Hoa Giấy sẽ bị rụng lá.

+ Nấm bệnh tấn công làm cho cây yếu, lá rụng hàng loạt:

hoa giấy bị rụng nhiều lá

Nấm có thể ngăn chặn hoặc chiếm chất dinh dưỡng của cây, và có thể phá hủy bộ rễ của Hoa Giấy.

Bạn có thể dùng Phân chuồng hoai mục + TRICHODERMA để trộn đất trồng có tác dụng bổ xung dinh dưỡng và chống thối rễ.

Nếu chưa có phân chuồng hoai mục bạn có thể bón lân và kali cũng được.

sử dụng thuốc có một trong các hoạt chất sau để phòng trừ:

DIFENOCONAZOLE

HEXACONAZOLE

PROPICONAZOLE

TEBUCONAZOLE

+ Rụng lá cũng do hậu quả của nhiều loại bệnh khác gây ra.

nguyên nhân hoa giấy rụng lá

Hoagiay.com.vn đã liệt kê ra nhiều bệnh cây và cách chữa trị, mời các bạn tham khảo ở các mục kế tiếp.

 

11: Hoa giấy bị thối rễ

- Do úng nước:

Các bạn cần thiết kế giá thể có thể thoát nước tốt để tránh việc úng nước đáng tiếc xảy ra trên hoa giấy. Như rải ở đáy chậu 1 lớp xơ dừa, xỉ than, sỏi, ống lọc nước…

- Do bị nấm, Virus, vi khuẩn: Hoagiay.com.vn đã đề cập ở trong bài viết này rất nhiều nguyên nhân gây bệnh trên hoa giấy do nhiều loài Nấm, Virus, vi khuẩn khác nhau, mời các bạn tham khảo ở các mục trên và dưới.

- Do đổi chậu: trong quá trình sang chậu không cẩn thận và không xử lý nấm nên việc hoa giấy bị nhiễm nấm, vi khuẩn là điều bình thường, các bạn có thể trộn TRICHODERMA vào đất trồng theo liều lượng trên bao bì nhé.

hoa giấy bị thối rễ

12: Hoa giấy bị vàng lá

- Hoa giấy bị vàng lá đa số là do lá già, đã đến thời kỳ rụng lá, dấu hiệu lá đến thời kỳ rụng là lá già, vàng đều, không có vết bệnh, vết đốm.

- Hoa giấy rụng lá do bị bệnh, ban đầu lá sẽ vàng gần vết bệnh, vết đốm, hoặc có dấu hiệu bất thường trên lá khác với những lá khỏe mạnh.

hoa giấy bị vàng lá

 

13: Hoa giấy bị rỉ sắt

Ở góc độ chuyên môn là do Uromyces appendiculatus gây nên. Nó sẽ lây lan ra toàn cây và bắt đầu triệu chứng bởi một chiếc lá đã già, sở dĩ gọi là rỉ sắt vì triệu chứng của bệnh này xuất hiện trên lá những đốm giống rỉ sắt, rồi nhân rộng ra dẫn đến cháy lá, rụng lá rụng hoa.

Phòng trừ:

Cắt tỉa cho thoáng cây, cắt lá bệnh đem tiêu hủy

Thực hiện bón phân, tưới nước vừa đủ, không để cây hoa giấy bị úng.

Sử dụng thuốc có một trong các hoạt chất sau để phòng trừ: 

Hecxaconazole, Propineb, Kasugamycin, các loại thuốc gốc đồng có tác dụng phòng bệnh tốt.

 

14: Hoa giấy bị Phổng lá

Phổng lá hay gọi là Luộc lá(vì lá vàng giống như bị luộc), thường xảy ra nhiều ở lúc giao mùa. Khi bị bệnh này, Mép lá bị cháy, hình giống sợi chỉ đen, lá vàng và rụng hàng loạt, nên chồi mới sẽ mọc ra và làm chậm quá trình ra hoa của hoa giấy.

Phòng trừ: Bổ xung dinh dưỡng hợp lý cho hoa giấy, không để hàm lượng đạm cao. Trộn men vi sinh và thuốc chống nấm cho cây.

Chúc các bạn thành công.

 

15: Hoa giấy bị Rust Mites (Bọ xít rỉ sắt)

Trong một số trường hợp hiếm hoi, Hoagiay.com.vn đã sưu tầm được vài bài báo viết về những cây hoa giấy ở Mỹ đã bị nhiễm bọ xít gỉ sắt, chưa ghi nhận ở Việt Nam. Những con ve phá hoại này gây ra hiện tượng bong mép và rỉ sét trên hoa và lá của cây Nho cảnh. Mạt rỉ thường nhắm vào Hoa giấy màu trắng và hồng. Bạn có thể diệt những con ve có màu rỉ sắt này bằng các biện pháp tự nhiên tương tự được sử dụng để kiểm soát ve nhện trên Hoa giấy.

 

Trên đây là 15 loại bệnh mà Hoagay.com.vn đã từng chữa trị và tổng hợp lại một số bệnh hiếm gặp trên Hoa giấy. Trong những trường hợp bất đắc dĩ mà hoa giấy của bạn gặp phải các vấn đề về sâu bệnh, bước đầu tiên của bạn là hãy luôn sử dụng phương pháp phòng trừ sâu bệnh ít độc hại nhất. Nếu bạn sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để diệt côn trùng gây hại, vô tình bạn cũng sẽ giết chết những kẻ săn mồi có lợi trong tự nhiên. 

Hãy tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn trên bao bì và luôn mặc quần áo và đồ an toàn bao gồm áo sơ mi dài tay, quần dài, găng tay cao su tổng hợp, kính bảo hộ và mặt nạ phòng độc. (Thuốc trừ sâu hóa học không được khuyến khích sử dụng trong nhà).

Hoagiay.com.vn chúc các bạn luôn có những phút giây hạnh phúc bên những sắc màu tuyệt đẹp của Hoa giấy.

Xin chào và hẹn gặp lại

Hoagiay.com.vn

0964 442 332